ROB ZACHE

Rob Zache là Chủ tịch công ty Central Place Real Estate, công ty chuyên , nhà hàng và ở phía Bắc Hoa Kỳ.

Dù rằng tôi chủ yếu là thương mại nhưng dưới đây, tôi xin được nói đến cả hai lĩnh vực, đó là bất động sản nhà ở và bất động sản cho hoạt động thương mại.

Nhà ở:

Nếu bạn cần mua một ngôi nhà thì lời khuyên của tôi dành cho bạn là “mua môi trường xung quanh, chứ đừng mua nhà”. Đây là vấn đề cơ bản mà phần lớn những người mua nhà không để ý tới.

Hầu hết những người đi mua nhà đều không hiểu được rằng có rất nhiều nhân tố có thể ảnh hưởng đến giá trị của các loại tài sản nhà ở. Đó có thể là một sai lầm tai hại. Họ chỉ muốn sống trong một ngôi nhà giống như ngôi nhà họ xưa cũ họ đã từng sống và lớn lên; họ thường có xu hướng tìm đến mua đúng những ngôi nhà kiểu như thế, cho dù là địa điểm có thể ở bất cứ nơi đâu. Và họ có thể tìm một ngôi nhà mà họ thích, miễn sao là đừng lấy những cơ ngơi có môi trường, cảnh quang tồi tệ và có lẽ, cũng đừng bao giờ rút giá trị tài sản bị cầm cố khi họ bán nó đi.

Tôi chân thành khuyên các bạn hãy nên mua một ngôi nhà có tiềm năng bán được giá, hơn là lấy một ngôi nhà chỉ vì mình thích. Tôi thấy đã có rất nhiều người mua một nơi họ thích, đễ rồi sau đó lại hối hận không siết vì khi bán cho người khác, giá trị bị tụt xuống quá thấp. Những người này đã mua tài sản một cách quá cảm tính, thay vì tìm hiểu xem vị trí ngôi nhà đó có giá hay bị mất giá trong tương lai hay không. Khi mua nhà rất cần thiết phải xem xét môi trường xung quanh vì đó là một trong những nhân tố quan trọng nhất.

Lời khuyên của tôi là bạn hãy nên tìm khu vực mà bạn thấy yêu thích, rồi sau đó hãy lựa chọn ngôi nhà tốt nhất trong khu vực cảnh quan đó cũng không muộn. Ngôi nhà đó có thể sẽ không quá hoàn hảo nhưng bù lại là môi trường cảnh quan tốt sẽ là tổng hợp của những nhân tố cần thiết giúp làm tăng giá trị cho ngôi nhà của bạn và đồng thời khiến nó không bị mất giá khi bạn có nhu cầu bán. Giá trị của ngôi nhà thường được quyết định bởi chính môi trường xung quanh hơn là bản thân nó. Về cảnh quan môi trường thì có thể là thành phần dân cư (giới công nhân hay giới cán bộ), các khu công nghiệp, các tuyến xe lửa, xe buýt, nước sinh hoạt, các công viên), các tuyến đường bạn phải đi qua hàng ngày (các đường cao tốc, các khu công nghiệp, các khu dân cư hoặc khu thương mại, và cả bản thân quan cảnh xung quanh nữa (các ngôi nhà quanh đó đã cũ hay vẫn còn mới, kích thước lớn hay nhỏ, thiết kế có kiến trúc ra sao, cây cối, vườn tược như thế nào)…, tất cả những yếu tố này đều ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của môi trường, cảnh quan xung quanh.

Ngoài ra, hãy tìm mua khu vực môi trường tốt nhất bạn có thể mua. Sau đó, hãy chọn một ngôi nhà với mức giá thấp hơn hoặc trung bình trong tổng thể của khu vực đó. Giá trị và sức mạnh của cảnh quan tổng thể sẽ góp phần làm tăng giá trị cho ngôi nhà của bạn hơn đấy. Nên nhớ đừng bao giờ chọn một ngôi nhà ở với mức giá đắt tiền trong một khu vực có mức thấp hoặc trung bình. Trong trường hợp này, bạn sẽ khó có cơ hội thu về nhiều tiền, bởi vì ngôi nhà đó sẽ luôn bị so sánh là đắt giá hơn so với các ngôi nhà lân cận xung quanh.

20150826144014 e3ac 24/11/2016   Bài 99. 5 bí quyết đi đến thành công. (6. Đặt câu hỏi gây tò mò).

Thương mại:

Với kinh nghiệm gần 25 năm làm việc trong ngành bất động sản thương mại, phát triển, môi giới và gần như độc quyền trong lĩnh vực quyền kinh doanh; đã được hướng dẫn đào tạo và được các tập đoàn như Hilton, Marriott, Promus và Outback Steakhouse ký kết hợp đồng. Tôi đã tham gia vô số hợp đồng với hơn một trăm hợp đồng lớn ở 8 bang với tổng giá trị mỗi dự án lên đến hơn 1 tỷ đô la.

Điều quan trọng nhất mà lĩnh vực quyền kinh doanh (franchise) đã dạy cho tôi đó là: Nếu bạn tuân theo những nguyên tắc đơn giản nhất thì dù trong bất kì lĩnh vực kinh doanh nào đi chăng nữa, tôi xin nhắc lại, là bất kì lĩnh vực nào, thì bạn cũng sẽ thành công.

Tôi phải mất một thời gian để có thể hiểu ra rằng: là không phải ai cũng có thể vận hành suôn sẻ để thành công trong công việc kinh doanh của mình. Cách đây rất nhiều năm, ngành franchise thực sự giúp áp dụng các hệ thống kinh doanh vào bất kì doanh nghiệp nào hoặc bất kì hoàn cảnh nào. Với phần lớn mọi người tuân theo chu trình của hệ thống. Và phần lớn ấy đều đã thành công. Đó là lý do tại sao bạn lại thấy có rất nhiều dây chuyền franchise được ký kết, từ những bà nội trợ có tuổi nhảy vào kinh doanh mà không hề biết tí gì hoặc cũng chẳng tuân theo các quy tắc đơn giản nào cả. Nếu họ làm được điều này thì chắc hẳn họ sẽ thành công nhiều hơn hoặc ít nhất, là khả năng cạnh tranh của họ cũng sẽ cao hơn những người khác.

61384529577624d85f910 24/11/2016   Bài 99. 5 bí quyết đi đến thành công. (6. Đặt câu hỏi gây tò mò).

 

Để kinh doanh thành công, theo tôi, phải thực hiện 5 quy tắc sau: 1 là thị trường, 2 là vị trí, 3 là thiết bị, 4 là sản phẩm, 5 là cách quản lý. Nếu bạn có đủ 5 nguyên tắc này, chắc chắn bạn sẽ thành công, hay ít nhất là có khả năng thành công.

Hãy đảm bảo rằng bạn đang kinh doanh ở đúng thị trường phù hợp, điều đó có nghĩa là đúng thành phố, đúng thị trường hay cảnh quan ở thành phố đó. Sẽ ra sao nếu bạn cố mở một khách sạn ở giữa nơi đồng không mông quạnh, chẳng có lấy một bóng người qua lại hay phương tiện giao thông gì cả. Đừng cố mở một nhà hàng sang trọng ở một nơi mà dân cư có nguồn thu nhập thấp bấp bênh. Cũng đừng mở một spa cao cấp ở gần một khu nhà máy sản xuất công nghiệp với phần đông dân cư là những người công nhân với tài chính còn rất hạn hẹp, hay đừng cố bán những hòn tuyết ở vùng Alaska tuyết phủ quanh năm. Đó thật là những ý tưởng kinh doanh điên rồ. Hãy chắc chắn rằng những suy nghĩ của bạn là phù hợp với thị trường, rằng với những phân tích nhân khẩu học, sức cạnh tranh và phải nhạy bén với nhu cầu của thị trường. Phải phù hợp hoá các sản phẩm với thị trường.

Thật không thể tin nổi là đã có vô vàn doanh nghiệp quên mất quy tắc đơn giản này, dù điều này nghe có vẻ quá rõ ràng.

Hãy cố gắng tìm một vị trí tốt nhất mà bạn đã xác định được tại một thị trường có những khả năng phù hợp với chiến lược của bạn. Và hãy trả bằng bất cứ giá nào (tất nhiên vẫn phải có lý trí) để có thể có được phần bất động sản tốt nhất cho việc kinh doanh của bạn. Một trong những lỗi lớn nhất mà tôi chứng kiến đó là các doanh nghiệp thường trả giá quá thấp cho một bất động sản và họ cho rằng một vị trí thứ hai cũng là quá đẹp đối với việc kinh doanh của họ rồi. Đó là một sai lầm quá lớn. Quyết định đó dường như sẽ dẫn đến thất bại cho việc kinh doanh, hay ít nhất, khiến cho việc kinh doanh của họ bị thất bát. Bạn hãy nên trả giá đến cùng. Nên chọn địa điểm tốt nhất. Bất động sản có nghĩa là vị trí, vị trí và vẫn là vị trí. Nó sẽ đem đến thành quả xứng đáng về lâu, về dài cho bạn; còn nếu bạn không mua phần bất động sản tốt nhất cho việc kinh doanh của bạn,  ắt hẳn bạn cũng sẽ phải trả giá. Cũng đừng nên tiếc rẻ. Hãy nên mua và biết chấp nhận.

sẽ thêm sôi động khi bạn biết xây dựng hay mua sắm các trang thiết bị cần thiết. Thường thì các toà nhà được xây dựng để phục vụ cho mục đích kinh doanh, chứ không phải ngược lại. Tòa nhà đó cần phải giúp cho việc kinh doanh thêm hiệu quả, tăng hiệu suất. Nếu cần phải đẹp, thì hãy làm cho nó đẹp. Hãy thiết kế sao cho tòa nhà có thể phục vụ tối đa mục đích kinh doanh của bạn hoặc để làm hài lòng sự mong đợi, yêu cầu từ khách hàng. Nếu trang thiết bị không được đầu tư hết mức, thì việc kinh doanh sẽ không thể nào phát huy hết tiềm năng và nó sẽ là tảng đá chặn đường thành công lớn nhất bạn của bạn.

Bạn cũng nên xác định loại hình kinh doanh phù hợp ngay từ đầu, cho dù nó là hàng bán lẻ, là món ăn trong một nhà hàng, là dịch vụ hay một giấc ngủ ngon trong khách sạn đi chăng nữa. Phải biết khách hàng của bạn muốn gì, xác định sản phẩm của bạn là gì và hãy cam kết cung cấp sản phẩm tốt nhất cho thị trường, hãy làm hài lòng quý khách hàng mọi lúc mọi nơi. Hãy hiểu biết về khách hàng của bạn và biết họ muốn sản phẩm gì. Đó sẽ là một dịch vụ, một sản phẩm cụ thể để đem bán, hay là một dạng hỗn hợp? Giới thiệu sản phẩm theo cách mà khách hàng ưa thích nhất nhưng cũng cần phải biết lựa chọn sao cho đúng sản phẩm nữa.

Quản lý: Ngay sau khi 4 điều trên đã được thực hiện thì công việc còn lại dù ít hay nhiều, cũng đã dần đi vào ổn định, thì khâu sau cùng đó là quản lý. Nếu không quản lý giỏi thì trong bất kì thời điểm nào, nỗ lực và thời gian cũng sẽ bị lãng phí mà thôi. Quản lý có thể bao gồm mọi thứ, từ khâu khách hàng đến đặt quảng cáo, hay các khoản thu từ việc quản lý chi tiêu, tài chính và cả kế toán. Đây là cả một nghệ thuật đích thực của một hoạt động kinh doanh lâu dài và cần phải được lên kế hoạch một cách chi tiết, phải được kiểm tra hàng ngày, đều đặn, thường xuyên. Cần phải liên tục nâng cao khâu quản lý để đảm bảo cho sự tồn tại của một doanh nghiệp. “Năng nhặt” sẽ “chặt bị”.