Bắc Mỹ là điểm đến hàng đầu để đầu tư (48%), vượt xa khu vực Tây Âu (28%). Điều này phù hợp với quy mô tương đối của thị trường tài sản cho đầu tư tại các khu vực trên. Kết quả này tương tự như năm 2015, ngoại trừ việc thị trường Trung và Đông Âu được quan tâm nhiều hơn do tốc độ phục hồi kinh tế trong khu vực và mức giá tương đối hấp dẫn.

Các nhà đầu tư toàn cầu vẫn đẩy mạnh kế hoạch mở rộng trong năm 2016 với hơn 1.000 tỷ USD chi phí hoạch định được dự kiến đưa vào thị trường thế giới, cao hơn 6% so với năm 2015, theo CBRE.

Khảo sát Dự định của nhà đầu tư toàn cầu được thực hiện từ ngày 11/1 đến ngày 3/2/2016 và nhận được hơn 1.250 câu trả lời từ các nhà đầu tư trên toàn thế giới. 50% mẫu trả lời thu thập được là từ các nhà đầu tư tổ chức như quỹ hưu trí, công ty bảo hiểm, nhà quản lý quỹ và tài sản, quỹ tài chính độc lập và ngân hàng.

Có sự khác biệt nhỏ trong các mẫu thu thập giữa các khu vực. Số lượng nhà quản lý quỹ và tài sản tại khu vực châu Âu, Trung Đông và châu Phi cao hơn khu vực châu Á Thái Bình Dương và châu Mỹ, trong khi các công ty bất động sản tư nhân chiếm tỷ lệ thấp hơn. Các mẫu thu thập giữa các khu vực là như nhau.

Khảo sát năm nay đặc biệt ghi nhận tâm lý tiêu cực nảy sinh từ sự bất ổn của thị trường chứng khoán Trung Quốc. Khảo sát hỏi ý kiến các nhà đầu tư xem họ sẽ đầu tư nguồn vốn tổng cộng bao nhiêu cho việc mua bất động sản trong năm nay. Kết quả cho thấy khoảng 1,16 nghìn tỷ USD nguồn vốn sẽ được đầu tư vào bất động sản trong năm 2016.

82% nhà đầu tư cho biết hoạt động mua của họ sẽ tăng hoặc giữ mức tương tự như năm 2015. Mặc dù kết quả này có tỷ lệ thấp hơn so với mức 86% năm 2015 và 93% năm 2014, đây vẫn không phải là dấu hiệu của mối quan ngại phổ biến về tình hình hoạt động trong ngắn hoặc trung hạn của bất động sản như một loại tài sản. Nhiều khả năng, điều này phản ánh một số lo ngại về giá cả, lãi suất USD và biến động cổ phiếu hiện nay.

1000-ty-usd-dang-san-lung-co-hoi-dau-tu-bat-dong-san-toan-cau
Văn phòng vẫn là loại hình bất động sản thu hút nhà đầu tư toàn cầu nhiều nhất. Ảnh chụp màn hình

Chủ tịch Thị trường vốn đầu tư CBRE toàn cầu, Chris Ludeman nhận định: “Bất động sản sẽ tiếp tục hấp dẫn các nhà đầu tư, chủ yếu do lợi nhuận tương đối cao và giá cả ổn định hơn”. Chuyên gia này tin rằng, năm 2016 sẽ tiếp tục là một năm sôi động cho thị trường đầu tư , với dòng vốn cao hơn 6% so với năm 2015. Nguồn vốn khổng lồ này sẽ giúp duy trì giá bất động sản thế giới.

Ông Ludeman cho biết thêm, các chiến lược đầu tư đang chuyển hướng do những lo ngại về sức khỏe của nền kinh tế thế giới. Không có gì ngạc nhiên khi 2016 là năm “rủi ro” khi các nhà đầu tư cho biết họ sẽ tập trung nhiều hơn vào tài sản cơ sở và ít khả năng tìm kiếm tài sản thứ yếu, tài sản giá trị gia tăng và các cơ hội khác.

Bắc Mỹ là điểm đến hàng đầu để đầu tư (48%), vượt xa khu vực Tây Âu (28%). Điều này phù hợp với quy mô tương đối của thị trường tài sản cho đầu tư tại các khu vực trên. Kết quả này tương tự như năm 2015, ngoại trừ việc thị trường Trung và Đông Âu được quan tâm nhiều hơn do tốc độ phục hồi kinh tế trong khu vực và mức giá tương đối hấp dẫn.

Các thành phố cửa ngõ chính tiếp tục là điểm đến ưa chuộng hàng đầu của các nhà đầu tư. Tại khu vực châu Âu, Trung Đông và châu Phi, London đứng đầu danh sách các thành phố mục tiêu dù ít phổ biến trong những năm trước. Các thành phố lớn của Đức nếu hợp lại sẽ dẫn trước London. Tại khu vực châu Mỹ, Los Angeles, New York và Dallas-Ft. Worth là 3 điểm đến được ưa chuộng nhất. Tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Sydney và Tokyo là điểm đến trao đổi hàng đầu từ năm 2015. Đáng chú ý, có 2 thành phố của Úc nằm trong top 5 là Sydney và Brisbane.

Sự quan tâm vào xuyên quốc gia vẫn mạnh mẽ, với 2/5 số người trả lời cho biết họ đang tìm kiếm các cơ hội tại khu vực khác. Điều này đặc biệt đúng với các nhà đầu tư tại châu Á Thái Bình Dương, nhất là nhà đầu tư Hàn Quốc và Singapore khi họ rất có thể sẽ đầu tư vào khu vực khác hơn là các nhà đầu tư tại châu Mỹ và châu Âu, Trung Đông, châu Phi.

Khảo sát năm nay cũng ghi nhận bước nhảy vọt trong nhu cầu về tài sản cơ sở và giảm sự quan tâm vào tài sản thứ yếu và tài sản giá trị gia tăng. 21% người trả lời cho biết độ rủi ro của tài sản thứ yếu trong năm 2016 cao hơn so với năm trước, giảm đáng kể từ 37%. Nếu điều này xảy ra, có khả năng sự chênh lệch giữa lợi nhuận sơ cấp và thứ cấp sẽ bắt đầu tăng sau nhiều năm kìm nén.

Về loại tài sản, văn phòng vẫn là bất động sản được giới đầu tư toàn cầu ưa chuộng nhất chiếm tỷ lệ 30%, theo sau là bán lẻ (21%) và căn hộ (20%) đều nhận được sự quan tâm nhiều hơn so với 2015.v