Những công trình như phòng họp, nhà thi đấu, nhà hát, nhà thờ, lâu đài… thường được thiết kế vì đem lại cảm giác rộng rãi, thoáng đãng hơn. Tuy nhiên, đối với , lại có một số nhược điểm như:

Nhiều người luôn nghĩ rằng, nhà có trần càng cao càng tốt. Nhưng thực tế, độ cao của trần phải tùy thuộc vào hiện trạng ngôi nhà.

Phòng ngủ
Phòng ngủ nên có trần cao vừa phải để tạo sự ấm áp. Ảnh: Zupacraft

Những công trình như phòng họp, nhà thi đấu, nhà hát, nhà thờ, lâu đài… thường được thiết kế trần cao vì đem lại cảm giác rộng rãi, thoáng đãng hơn. Tuy nhiên, đối với nhà riêng, trần cao lại có một số nhược điểm như:

Không phù hợp với nhà nhỏ, hẹp: Nếu ngôi nhà có diện tích vài chục m2 nhưng bạn lại làm trần cao 4m, sẽ khiến không gian có cảm giác bị hẹp lại khi mắt bị hút lên cao.

Tốn kém vật liệu xây dựng, chi phí điện: Xây trần càng cao, tiền mua gạch, sơn, làm cầu thang càng nhiều. Bên cạnh đó, bạn sẽ phải lắp điều hòa công suất lớn hơn, số lượng đèn nhiều hơn.

Nhà có cảm giác lạnh lẽo: Cho dù nhà rộng hay hẹp, nếu trần quá cao sẽ khó tạo cảm giác ấm cúng cần thiết. Bạn cũng có thể sử dụng sơn màu tươi sáng, hoặc lắp thêm đèn chùm lộng lẫy để khắc phục nhược điểm này.

Khó khăn hơn khi sửa chữa: Khi đèn cháy, quạt trần bẩn, bạn sẽ thấy bất tiện khi thay thế hoặc làm vệ sinh các thiết bị này vì chúng ở vị trí quá cao.

Theo Asian Lifestyle, đối với nhà riêng, trần cao khoảng trên dưới 3m là phù hợp nhất. Nếu trần nhà dưới 2,5m sẽ khiến gia chủ cảm thấy bức bối, bí bách. Tùy thuộc vào từng phòng, từng tầng, độ cao có thể khác nhau. Tầng 1 có phòng khách thường có độ cao hơn hẳn nhằm tạo sự rộng rãi. Trong khi phòng làm việc, phòng ngủ cần có không khí ấm cúng nên có độ cao vừa phải.